Phát sinh chủng loài Bộ Tục đoạn

Vị trí của bộ Dipsacales trong các phân tích phát sinh chủng loài đầu tiên là không rõ ràng. Downie và Palmer (1992) gắn họ Adoxaceae với bộ Asterales[3], trong khi chúng là chị-em trong quan hệ với Apiales trong một số nghiên cứu [4].

Bộ này có sự hỗ trợ mạnh trong D. Soltis và ctv. (2000)[5], Wagenitz (1997)[6], Bremer và ctv (2001)[7]. Phát sinh chủng loài của bộ đã mở rộng này chủ yếu dựa vào các nghiên cứu của Donoghue và ctv. (2001)[8], (2003)[9], Zhang và ctv. (2003)[10], Bell (2003)[11] và Moore cùng Donoghue (2007)[12]. Có một số sự khác biệt (không lớn) so với phát sinh chủng loài trình bày ở đây trong Pyck và Smets (2001)[13], trong khi Judd và ctv. (1994)[14] đã đưa ra một phân tích hình thái, tạo ra một cấu trúc phát sinh tương tự. Lưu ý rằng vị trí của Heptacodium ban đầu từng là hơi không chắc chắn, như trong phân tích của Pyck & Smets (2000)[15], (2001)[13], mặc dù có lẽ nó nên được gộp vào trong Caprifoliaceae sensu stricto (như Donoghue và ctv. (2001a)[16], (2003)[9]; Soltis và ctv. 2011[17] [hỗ trợ yếu]). Họ Linnaeaceae gần đây đã được nghiên cứu chi tiết, và Jacobs và ctv. (2010c)[18] gợi ý rằng Zabelia có thể là trong nhánh [Morinaceae [Dipsacaceae + Valerianaceae]], mặc dù chỉ với độ hỗ trợ vừa phải (xem thêm Soltis và ctv. (2011)[17]); tuy nhiên, hình thái học phấn hoa có lẽ là phù hợp với vị trí này (Jacobs và ctv. 2011)[19]. Valerianaceae là chị-em với phần còn lại của Caprifoliaceae sensu stricto của nhánh trong một số phân tích (Soltis và ctv. 2007a)[20], trong khi các phân tích dữ liệu ti thể có lẽ lại là thách thức điều này (Winkworth và ctv. 2008b)[21].

Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh loài của bộ Tục đoạn với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau:

Asterids

Cornales

Ericales

Gentianidae
Lamiidae

Oncothecaceae

Metteniusaceae

Icacinaceae

Garryales

Boraginaceae

Vahliaceae

Gentianales

Solanales

Lamiales

Campanulidae

Aquifoliales

Asterales

Escalloniales

Bruniales

Apiales

Paracryphiales

Dipsacales

Phát sinh chủng loại trong phạm vi bộ Tục đoạn theo APG II như hình dưới đây.

Cây phát sinh chủng loài trong bộ Tục đoạn (theo APG II)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ Tục đoạn http://www.britannica.com/EBchecked/topic/164730 http://www.mendeley.com/research/a-567taxon-data-s... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.springerlink.com/(lmk1zcqhf3qoezridttpv... http://www.springerlink.com/content/g4nvhdptqqay54... http://www.springerlink.com/content/g71t034m61052k... http://hengduan.huh.harvard.edu/fieldnotes http://www.life.illinois.edu/downie/AMBG1992.pdf http://www.stat.wisc.edu/~ane/bot940/MooreDonoghue... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12565029